hot line: 0907 813 444

9 dự án hạ tầng nào làm bứt phá Dự án King Bay Nhơn Trạch?

Những năm gần đây, Đồng Nai đang có sự bùng nổ về hạ tầng giao thông với hàng loạt dự án lớn đang và chuẩn bị được triển khai. Thực tế cho thấy, những khu vực có hạ tầng giao thông phát triển sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, Nhơn Trạch là điểm sáng của Đồng Nai do vị trí giáp ranh TP.HCM, khi vành đai 3 hoàn thiện kết nối hạ tầng, Nhơn Trạch sẽ trở thành một phần của Đông Sài Gòn và là đô thị vệ tinh có cự ly gần nhất đối với lõi đô thị TP.HCM.

 

Dưới đây là 9 công trình giao thông trọng điểm kết nối Nhơn Trạch – Đồng Nai với TP.HCM và các vùng kinh tế liên kết đang hứa hẹn sẽ mang lại sự thay đổi toàn diện cho khu vực Nhơn Trạch, tạo đà bứt phá cho dự án Đại đô thị sinh thái ven sông King Bay. 

1. Cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch với Quận 2

Trong năm 2018, thông tin Cầu Cát Lái được xây dựng; thay thế cho phương tiện di chuyển trước đó là phà, đã tạo nên sự quan tâm, chú ý đặc biệt cho người dân không chỉ ở Nhơn Trạch mà cả những quận huyện khác tại TP.HCM cũng chờ đón.

Có thể nói cây cầu này sẽ tạo nên một cuộc cách mạng lớn cho nền kinh tế Nhơn Trạch nói chung và tạo nên làn sóng mới cho thị trường bất động sản nơi đây nói riêng.

– Địa điểm: Cầu Cát Lái được xây dựng trên sông Đồng Nai; một đầu đặt tại khu vực Quận 2 nằm ở phía Đông Sài Gòn và nối trực tiếp sang đầu còn lại thuộc địa phận Nhơn Trạch.

– Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 4,5 km.

– Cầu Cát Lái cho phép 6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp di chuyển cùng lúc với vận tốc 80km/h.

– Cầu Cát Lái vẫn đang trong giai đoạn triển khai, dự tính sẽ hoàn thành trong năm 2020 với tổng kinh phí đầu tư là 5.700 tỷ đồng.

– Điểm đầu của Cầu Cát Lái sẽ nằm tại ngã tư đường D giao với đường Nguyễn Thị Định, Quận 2 và đây cũng là nút giao thông Mỹ Thủy cực kỳ quan trọng của TP.HCM và điểm cuối đặt tại xã Phú Hữu, TP. Nhơn Trạch, T. Đồng Nai.

Khi cầu được thông xe và đi vào hoạt động, dự án King Bay chỉ còn cách Thủ Thiêm 14 phút di chuyển bằng xe máy 

 

Cầu Cát Lái giúp kết nối giao thông Nhơn Trạch và Quận 2 trở nên thuận tiện hơn

 

2. Cầu Phước Khánh nối Nhơn Trạch với Cần Giờ

 

Cầu Phước Khánh là một trong số những cây cầu được triển khai từ 2015 và dự tính 2019 sắp tới sẽ hoàn tất và đây là cây cầu dây văng cao nhất Việt Nam bắc qua sông Lòng Tàu, nối huyện Cần Giờ với Nhơn Trạch giúp rút ngắn thời gian và tạo điều kiện thuận lợi hơn khi di chuyển.

– Địa điểm: Cầu Phước Khánh nằm trong dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam nối Cần Giờ và Nhơn Trạch.

– Quy mô: Cầu Phước Khánh được thiết kế rộng gần 22m cho 4 làn xe di chuyển cùng lúc.

– Cầu Phước Khánh là cây cầu được nhà thầu Liên doanh Cienco4 – Sumitomo Mitsui đến từ Nhật Bản chịu trách nhiệm xây dựng với tổng kinh phí lên đến hơn 3.500 tỷ đồng được tài trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển Nhật Bản (JICA).

– Cầu có chiều dài 3,186m; mặt cắt ngang cầu: 21,75m và tốc độ cho phép trong giai đoạn 1 là 80 km/h; giai đoạn 2 là 100 km/h.

Cầu Phước Khánh kết nối Nhơn Trạch với Cần Giờ sắp hợp long và thông xe vào Quý I năm 2020

3. Cao tốc Bến Lức – Long Thành

Cao tốc Bến Lức – Long Thành là dự án mang tính trọng điểm quốc gia giúp kết nối các vùng kinh tế như Long An, TP.HCM, Đồng Nai với tổng vốn đầu tư hơn 31.320 tỷ đồng và dự kiến sẽ hoàn thành trong 2020.

– Cầu có chiều dài 60km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h.

– Dự án Cao tốc Bến Lức – Long Thành bao gồm hai cây cầu lớn là cầu Bình Khánh vượt sông Soài Rạp và cầu Phước Khánh vượt sông Lòng Tàu.

– Dự án này giúp kết nối hai tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và cao tốc TP.HCM – Trung Lương đồng thời tạo thành một phần của tuyến Hành lang kinh tế phía Nam khu vực sông Mekong mở rộng (GMS) từ Bangkok qua Phnôm Pênh, TP.HCM – Vũng Tàu.

Cầu Bình Khánh thuộc dự án Cao tốc Bến Lức – Long Thành bắt ngang sông Soài Rạp

4. Đường Vành đai 3 nối Quận 9 với Nhơn Trạch

Đường vành đai 3 có tổng chiều dài 97,7 km, đi qua TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An theo lộ trình bắt đầu từ Bến Lức, chạy dọc cao tốc Bến Lức – Long Thành đến Nhơn Trạch, Tân Vạn, Bình Chuẩn, Quốc lộ 22 và kết thúc tại Bến Lức.

Trục đường này dự kiến cho phép 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp lưu thông với vận tốc 100 km/h. Đường Vành đai 3 có tổng mức đầu tư ở giai đoạn 1 là hơn 20.000 tỉ đồng và về vấn đề chi phí giải phóng mặt bằng ở TP.HCM là gần 3.000 tỷ đồng, Bình Dương hơn 2.055 tỷ đồng, Long An 639 tỷ đồng.

 

5. Dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch

Tuyến đường đoạn 1A có chiều dài 8,75km, rộng hơn 20m; trong đó 2km nằm trên địa phận TP.HCM, còn lại nằm trên địa bàn thành phố Nhơn Trạch. Tuyến đường này cho phép 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ lưu thông.

Dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch có tổng mức đầu tư trên 5.300 tỷ đồng.

Đường vành đai 3 nối liền Nhơn Trạch với  TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An

 

6. Đường 319 nối với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây

Dự án đường 319 tạo sự kết nối các khu công nghiệp Nhơn Trạch, QL51 (Đồng Nai) vào cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây giúp việc di chuyển từ TP.HCM đến các cụm công nghiệp Nhơn Trạch, Long Thành… được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Dự án đường 319 có điểm đầu tại ngã ba Bến Cam thuộc thành phố Nhơn Trạch, giao với đường Lý Thái Tổ và điểm cuối giao với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.

Theo ước tính tổng chiều dài toàn tuyến là 9,46km, mặt đường rộng 16m và đang trong giai đoạn hoàn thành.

Khi tuyến đường được thông xe, sẽ rút ngắn khoảng cách từ King Bay về đi về Trung Tâm Quận 1 chỉ 18 phút

7. Kéo dài tuyến Metro số 1 Suối Tiên – Đồng Nai

Đoạn kéo dài của Metro số 1 có điểm đầu đặt tại ga Suối Tiên đến thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) và thị xã Dĩ An (Bình Dương).Tổng chi phí ước tính là khoảng 21.234 tỷ đồng và dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2020.

Đường 319 kết nối TP.HCM với các cụm công nghiệp Nhơn Trạch, Long Thành… nhanh chóng

 

8. Đường liên cảng Nhơn Trạch

Đường liên cảng Nhơn Trạch có lộ trình đi qua các xã như: Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh và Vĩnh Thanh và có sự kết nối giữa cảng Cát Lái cảng Cái Mép – Thị Vải của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giúp rút ngắn thời gian di chuyển tối đa.

Đường liên cảng dài 15 km, rộng 99 m và cho phép vận tốc lưu thông là ở 60 km/h. Tổng vốn đầu tư của toàn bộ dự án vào khoảng 6.355 tỷ đồng.

9. Cầu Quận 9 – Nhơn Trạch

Cầu Quận 9 – Nhơn Trạch thuộc dự án Vành Đai 3 giai đoạn 1 và được khởi công vào quý 2/2018. Cầu Quận 9 – Nhơn Trạch sẽ bắt đầu từ đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây vượt qua sông Đồng Nai kết nối vào đường 25B.

Theo ước tính thì Cầu Quận 9 – Nhơn Trạch chiếm hơn 2.801 tỷ đồng và có tổng chiều dài lên đến 2 km.

Khi các công trình trọng điểm quốc gia này đi vào hoạt động, sẽ đưa King Bay đến gần hơn với trung tâm TPHCM. Chỉ 18 phút đi xe máy, bạn đã đến được trung tâm Quận 1 bằng cách: 

King Bay => Cầu Quận 9 => Đường Vành Đai 3 => Cao tốc Long Thành – Dầu Dây.

Hơn nữa còn giúp King Bay, Nhơn Trạch trở thành cửa ngõ giao thông đa chiều, dễ dàng kết nối với Trung tâm thành phố, các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Phía Nam. 

Toàn cảnh khu đô thị Đẳng cấp ven sông King Bay

Trên đây là danh sách những cơ sở hạ tầng đã và đang được triển khai xây dựng giúp kết nối Nhơn Trạch với các tỉnh thành khác một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

 

error: Content is protected !!